10 sự thật cần ghi nhớ về trái cây dành cho em bé
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
10 sự thật cần ghi nhớ về trái cây dành cho em bé
Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:
Dinh dưỡng thường thức dành cho em bé ở mọi lứa tuổi
Kỳ này Wikicabinet chuyện con cái xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về 10 sự thật cần ghi nhớ về trái cây dành cho em bé. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng Wikicabinet chuyện con cái nhé.
01 Em bé ăn trái cây khi bụng đói có thể bị đau dạ dày?
Sự thật là
Nói chung, giá trị pH của axit hữu cơ trong trái cây là 3-5. Ví dụ: táo là 4,9, nho 4,5, đào 4.2, chuối 5.1, dâu 3.0. Độ pH của axit dạ dày trong cơ thể con người thấp hơn 2, vì vậy axit hữu cơ trong trái cây sẽ không kích thích dạ dày của em bé, nhưng sẽ có tác dụng phụ.
Nếu hệ vi sinh trong dạ dày của em bé khỏe mạnh, thì không có vấn đề gì sau khi ăn trái cây lúc bụng đói.
02 Trái cây bị hỏng một phần có thể ăn được sau khi cắt bỏ phần thối không?
Sự thật là
Chúng ta thường được khuyên rằng nên tiết kiệm thực phẩm, tránh lãng phí nhưng trong trường hợp này, trái cây bị hỏng một phần hay toàn bộ vẫn nên vứt bỏ.
Một trái cây bị hỏng (thối), các vi sinh vật từ môi trường và bản thân trái câu xâm nhập vào và sinh trưởng với tốc độ cực kì nhanh, và tất nhiên có rất nhiều chất độc được sản sinh ra trong quá trình này.
Ví dụ, penicillin được sản xuất bởi các phần thối rữa của trái cây có thể gây ra rối loạn chức năng đường ruột ở người, và thậm chí gây phù thận.
03 Ăn nhiều trái cây nhưng ít rau có tốt không?
Sự thật là
Trái cây chứa hàm lượng axit hữu cơ và carbohydrate cao hơn rau củ. Lượng đường trong chúng chủ yếu là fructose, saccarose và glucose. Nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
Tuy nhiên, chất xơ, khoáng chất có trong rau củ sẽ phong phú hơn và hàm lượng betacarotene, vitamin C, axit folic, canxi và magiê sẽ cao hơn so với trái cây, và có nhiều loại rau củ khi nấu lên ăn ngon hơn.
Nói tóm lại, trái cây và rau quả bổ sung cho nhau, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng, nhưng chúng không thể thay thế cho nhau!
Đặc biệt đối với trẻ em, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, vì vậy cả hai loại phải được bổ sung đều đặn giúp trẻ phát triển tốt hơn!
04 Nước ép có nhiều dinh dưỡng hơn khi ăn trái cây trực tiếp?
Sự thật là
Uống nước trái cây và ăn trái cây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau!
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng nước ép trái cây không có giá trị dinh dưỡng đối với trẻ em dưới một tuổi.
Sau khi trái cây được chế biến thành nước ép, chất xơ có trong nó bị phá hủy. Trẻ ăn quá ít chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, điều này là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với trẻ và các bậc cha mẹ. Ngoài ra, nước ép có chứa nhiều đường tự do hơn, cũng làm tăng nguy cơ béo phì và sâu răng.
Nếu có thể, bạn hãy cho bé ăn trái cây trực tiếp. Nếu bé còn quá nhỏ, bạn có thể dùng muỗng để nạo trái cây hoặc xay nhuyễn cho bé, cố gắng không cho trẻ uống nước trái cây.
05 Có thể không ăn trái cây được bảo quản bằng sáp?
Sự thật là
Trái cây thường được bảo quản bằng một lớp sáp móng giúp chúng tươi lâu hơn, tránh sự xâm nhập của vi sinh vật. Sáp tự nhiên là hợp chất an toàn và được phép sử dụng trong thực phẩm nên không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, sáp tự nhiên khá đắt nên một số doanh nghiệp thương mại sử dụng sáp công nghiệp thay thế. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra trái cây có phủ sáp hay không bằng cách dùng khăn giấy hoặc khăn sáng màu lau trên bề mặt của chúng, nếu trên khăn xuất hiện màu lạ, tốt nhất bạn không nên mua loại trái cây đó.
Tất nhiên, đối với bất kì loại trái cây nào, điều quan trọng cần nhớ là phải rửa thật kỹ! Trước khi ăn, gọt vỏ trái cây để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của bạn và gia đình nhé.
06 Bé ăn trái cây chín sẽ sớm phát triển nhanh hơn
Sự thật là
Người ta nói rằng nếu cho trẻ em ăn trái cây đã chín như kiwi và chuối, trẻ em cũng sẽ phát triển nhanh hơn. Nghe có vẻ logic những thực ra điều này sai hoàn toàn.
Hormon thực vật và hormone giới tính được sử dụng để làm chín trái cây là những chất hoàn toàn khác nhau.
Nhìn chung, nhiều loại trái cây nhiệt đới có thể chín được đều nhờ ethylene.
Ví dụ, nếu nông dân cắt chuối khi chúng mới chín được một phần, sau đó đóng gói và vận chuyển chúng đi khắp thế giới, chúng có thể được đánh thức và làm chín hoàn toàn bằng ethylene để khi đến tay người tiêu dung vẫn còn tươi ngon.
Ethylene không phải là hormone giới tính, và tất nhiên nó không thể khiến các em bé phát triển nhanh hơn được! Và ethylene có khả năng hòa tan trong nước, mọi người chỉ cần nhớ rửa hoặc gọt những quả này trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
07 Nên ăn trái cây trong các khoảng thời gian khác nhau?
Sự thật là
Chúng tôi thường nghe các mẹ bìm sữa nói rằng xác định thời gian ăn trái cây cũng rất quan trọng. Ví dụ, thời điểm vàng để ăn trái cây là vào buổi sáng, thời điểm bạc là vào buổi trưa và đồng là vào ban đêm.
Nhưng lập luận này không có cơ sở khoa học.
Hệ thống tiêu hóa củacon người là một “cỗ máy” ổn định và trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ.
Tiêu hóa và hấp thu chủ yếu liên quan đến việc tiết dịch tiêu hóa và nhu động của đường tiêu hóa, và không có tác động trực tiếp khi ăn. Trái cây vào buổi sáng sẽ không trở thành “vàng” và trái cây vào buổi tối sẽ không trở thành “sắt vụn”. Miễn là nó được đưa vào dạ dày, hệ thống tiêu hóa của chúng ta sẽ tiêu hóa chúng thành các phân tử nhỏ mà không bị phân biệt đối xử theo các thời điểm khác nhau, sau đó hấp thụ chúng qua thành ruột non, lấy tinh chất và loại bỏ chất xơ tại ruột già.
08 Ăn dâu tây sẽ bị nhiễm Norovirus
Sự thật là
Mùa đông thực sự là mùa cao điểm của Norovirus. Một khi đã bị nhiễm bệnh rất dễ khiến em bé bị nôn mửa và tiêu chảy.
Tuy nhiên, nếu vì lí do đó mà kết luận rằng ăn dâu tây sẽ bị nhiễm Norovirus thì hơi chủ quan.
Bản thân quả dâu tây không chứa virus. Nếu em bé bị nhiễm sau khi ăn dâu, điều đó có nghĩa là quả dâu tây có thể “không may” bị nhiễm bệnh mà thôi. Nguồn lây nhiễm có thể từ các chất gây ô nhiễm trong quá trình chăm sóc, chế biến hoặc vận chuyển, từ đó chúng xâm nhập vào cơ thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
Dâu vô tình trở thành nguồn trung gian gây bệnh mà thôi. Do đó, nhớ rửa dâu tây dưới vòi nước sạch trước khi ăn nhé.
09 Cà chua bi là thực phẩm biến đổi gen có thể gây ung thư?
Sự thật là
Đáng tiếc rằng tin đồn này được lan truyền khá nhiều trong cộng đồng. Nhưng mọi người hãy lắng nghe một cách có chọn lọc, đó chỉ là một tin đồn mà thôi!
Bởi vì cà chua bi thuộc giống “cà chua nguyên thủy”. Sau khi lai tạo nhiều lần các đặc điểm tuyệt vời của cà chua bi nhỏ với hương vị tuyệt vời, cà chua bi giống tốt nhất đã được trồng phổ biến. Chúng không phải là sản phẩm biến đổi gen và thậm chí chẳng có nguy cơ gây ung thư nào hết.
Hiện nay đã có cà chua biến đổi gen trên thị trường, nhưng các sản phẩm đặc biệt này được kiểm soát và đánh giá rất nghiêm ngặt và không gây hại cho con người. Các bé cũng có thể yên tâm ăn uống.
10 Nếu ăn nhiều cam, em bé có trở thành em bé màu vàng không?
Sự thật là
Nếu bạn ăn nhiều cam trong một thời gian ngắn, da thực sự sẽ chuyển sang màu vàng. Tình trạng này trong y học gọi là “tăng carotene máu”, còn được gọi là “hội chứng cam”.
Điều này gây ra bởi hàm lượng lớn carotene trong cam. Nếu bạn ăn quá nhiều cam một lúc,carotene không thể được chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ tích tụ trong các mô mỡ dưới da, và thậm chí làm cho da trông vàng hơn.
Sau khi ngừng ăn, da sẽ trở lại màu bình thường, đừng lo lắng quá.
Mặc dù người ta thường nói rằng trẻ em ăn nhiều trái cây rất tốt cho cơ thể, nhưng trẻ ở các độ tuổi khác nhau phù hợp với các loại trái cây khác nhau.
Độ tuổi của trẻ | Lượng trái cây cần thiết (g) |
7 – 12 tháng tuổi | 25 – 100 |
13 – 24 tháng tuổi | 50 – 150 |
2 – 3 tuổi | 100 – 200 |
4 – 5 tuổi | 150 – 250 |
Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet chuyện con cái trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Ảnh hưởng sức nặng của gene đối với bệnh béo phì (Kỳ 2).
Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet chuyện con cái bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.
You Might Also Like
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét