M&A thổi làn gió đầu tư mới vào Việt Nam

 Sau hơn một thập niên tăng trưởng liên tục, thị trường M&A (mua bán - sáp nhập) đã trở thành một trong những kênh đầu tư chính để doanh nghiệp ngoại rót vốn vào Việt Nam.

Một chiến lược M&A hợp lý chính là công cụ quan trọng để doanh nghiệp vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hiện nay và trong những năm tiếp theo

 


Bên cạnh vai trò "bơm máu" cho nền kinh tế, các hoạt động M&A được thực hiện bởi các tập đoàn với định hướng bền vững còn giúp doanh nghiệp tái cấu trúc hiệu quả, nâng cao tiêu chuẩn hoạt động, năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hài hòa với môi trường và xã hội.


Những năm gần đây, nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ Việt Nam đã thu hút các doanh nghiệp ngoại thúc đẩy thị trường M&A thông qua việc liên tục mở rộng danh mục đầu tư ở những lĩnh vực tiềm năng cao. 


Tùy theo chiến lược kinh doanh, việc bán cổ phần của công ty sẽ giúp các doanh nghiệp Việt có được tiềm lực kinh tế để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng. Đặc biệt, việc doanh nghiệp M&A sẽ giúp dự án được "tiếp sức" nguồn vốn ngoại để sớm triển khai và hoàn thành kịp tiến độ.


Kể từ khi mở cửa thị trường, không ít thương vụ M&A của khối ngoại đối với các doanh nghiệp Việt đã diễn ra thành công, trong đó thời điểm sôi động nhất là khoảng 10 năm trở lại đây khi các thống kê đều cho thấy xu hướng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần ngày càng nhiều.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng từng chia sẻ trong kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới, Chính phủ Việt Nam đã xác định sẽ mở rộng "phương thức M&A".


Đối với năm 2020 vừa qua, bộ trưởng đánh giá giá trị M&A của Việt Nam tuy có giảm do tác động chung của đại dịch nhưng tại Việt Nam vẫn có nhiều thương vụ đáng chú ý, tạo nền tảng cho sự bứt phá mạnh hơn trong giai đoạn 2021-2022. 


"Một chiến lược M&A hợp lý chính là công cụ quan trọng để doanh nghiệp vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hiện nay và trong những năm tiếp theo" - ông Dũng nhận định.


Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, các hoạt động đầu tư trên toàn cầu có xu hướng giảm đáng kể, nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á dự báo tăng trưởng âm trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn 2021 - 2022. 


Theo dự báo của Viện nghiên cứu Đầu tư Mua bán và Sáp nhập CMCA, thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỉ USD vào năm 2022.


M&A - đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển bền vững


Không những là một kênh huy động vốn hiệu quả, M&A giữa hai khối nội - ngoại còn có vai trò cầu nối và chất xúc tác cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và doanh nghiệp theo hướng bền vững, nhờ có sự chuyển giao công nghệ, kiến thức quản trị và cả giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp toàn cầu.


TS Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Phòng Công nghiệp & thương mại Việt Nam VCCI - khẳng định: "Thế giới hậu đại dịch COVID-19 sẽ là thế giới của tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc mỗi doanh nghiệp để hướng đến những giá trị phát triển bền vững. Bài toán cho mỗi doanh nghiệp giờ đây là "tồn tại hay không tồn tại, phát triển bền vững hay bị bỏ lại phía sau?" (*).


Thực tế cho thấy, nguồn lực từ bên ngoài đóng vai trò rất quan trọng để các doanh nghiệp trong nước tồn tại và phát triển bền vững, tiến vào một tương lai đầy biến động.


Điển hình là trường hợp của tập đoàn sản xuất gạch lát Prime Group sau thương vụ M&A với tập đoàn SCG (Thái Lan) từ năm 2013 đã liên tục có những bước tiến dài trong sản xuất kinh doanh. 


SCG được coi là doanh nghiệp "đầu đàn" trong thực hành phát triển bền vững tại khu vực ASEAN. Năm qua, tập đoàn này được bộ chỉ số DJSI (Dow Jones Sustainability Index) đánh giá là công ty số 1 thế giới về phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng. 


Cùng với sự trợ lực từ chuyên môn và mạng lưới toàn cầu của SCG, Prime Group đã tận dụng sức mạnh vốn và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của tập đoàn mẹ, nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế. 


Năm 2020, Prime Group đã lọt top "Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2020" nhờ những đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam và khu vực ASEAN. 


Lãnh đạo Prime Group cho biết chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Prime tập trung phát triển vào 5 yếu tố chính gồm: Chất lượng quốc tế, Công nghệ tiên tiến, Kiến tạo xu thế, Tiêu chuẩn thi công và các giải pháp cải tiến Chất lượng cuộc sống tốt hơn.


Trong năm 2017, Tập đoàn SCG cũng mua lại công ty Xi măng - vật liệu Xây dựng Việt Nam với Nhà máy xi măng Sông Gianh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng nước và tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất, công ty còn không ngừng nâng cao công nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. 


Điển hình là sản phẩm SCG Super Xi măng - ứng dụng Công nghệ SCG Nano - công nghệ độc quyền của SCG tạo nên độ cứng, độ bền vượt trội cho cả công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Đây là bước cải tiến nâng cao tiêu chuẩn các công trình xây dựng tại Việt Nam khi tăng độ bền và tính đa dụng của sản phẩm.


Bên cạnh đó, SCG cũng hướng doanh nghiệp theo hướng trách nhiệm với cộng đồng. 


Trong thời gian qua, riêng tại Quảng Bình, công ty đã liên tục hỗ trợ tài chính lên tới hàng tỉ đồng để giúp người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh và bão lũ, đóng góp hàng trăm tấn xi măng để xây mới đường sá, các công trình công cộng để ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như trao học bổng cho các học sinh, sinh viên tài năng có hoàn cảnh khó khăn..


M&A thổi làn gió đầu tư mới vào Việt Nam - Ảnh 3.

Với định hướng bền vững, SCG kiến tạo các sản phẩm chất lượng cao, góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam


Những giá trị mà SCG và các tập đoàn với định hướng bền vững đã mang lại cho thấy những tác động tích cực của M&A cho thị trường và nền công nghiệp địa phương. 


Đây sẽ là những trợ lực quan trọng, tạo bàn đạp cho các doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường quốc tế, nâng chuẩn hoạt động, nâng cấp công nghệ xanh, thân thiện môi trường và đào tạo nhân lực để chuẩn bị cho những biến động tương lai.


Ngoài ra, thực tế các dự án đã triển khai thông qua những thương vụ M&A cho thấy các địa phương đã thu hút được một lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế, tăng thu về ngân sách địa phương. 

Hơn thế, việc các tập đoàn lớn quốc tế hiện diện tại các địa phương cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, việc mở rộng quy mô doanh nghiệp thông qua M&A sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm tại chỗ, giải quyết bài toán an sinh xã hội cho lao động tại các địa phương.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?