Lở núi vùi lấp 11 người Phước Sơn

 Chiều tối 28/10, người dân đang trú bão Molave trong những căn nhà ở thôn 6, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, thì bất ngờ vạt núi phía sau đổ ụp xuống.

Đất đá làm sập nhiều ngôi nhà, vùi lấp 11 người. Người dân địa phương gọi nhau đến cứu nạn, tìm được thi thể của hai người lớn và một trẻ em.

Hiện trường vụ sạt lở ở xã Phước Lộc. Ảnh:TTX

Hiện trường vụ sạt lở ở xã Phước Lộc. Ảnh:TTX

Sự việc được báo lên lãnh đạo xã. Lực lượng cứu hộ tại chỗ đã tìm mọi cách tiếp cận hiện trường, nhưng do địa bàn rừng núi hiểm trở, cây cối ngã đổ nên gặp nhiều khó khăn. Khu vực này đã bị cắt điện nhiều ngày, mất liên lạc với bên ngoài, nên phải đến sáng 29/10 xã Phước Lộc mới gọi được điện thoại báo cáo vụ việc cho huyện Phước Sơn.

Khoảng 9h sáng, lực lượng cứu hộ huyện gồm chính quyền, quân đội, công an, thanh niên xung kích lên đường tìm kiếm cứu nạn. Quãng đường 50 km từ trung tâm huyện vào xã giao thông bị đứt gãy, sạt lở nhiều điểm. Đoàn xe đi được gần chục km thì phải xuống đi bộ.

Đường vào Phước Sơn bị sạt lở nhiều điểm sau bão và các đợt lũ, chỉ xe chuyên dụng mới có thể đi vào. Ảnh:Nguyễn Kỷ.

Đường vào Phước Sơn bị sạt lở nhiều điểm sau bão và các đợt lũ, chỉ xe chuyên dụng mới có thể đi vào. Ảnh:Nguyễn Kỷ.

17h đoàn cứu hộ của huyện Phước Sơn cách hiện trường khoảng 20 km, vừa mở đường, vừa di chuyển nên không thể nhanh hơn. Tại hiện trường, lực lượng cứu hộ của xã tìm nơi có sóng điện thoại báo tin đã tìm thêm được 2 thi thể, nâng số người chết được tìm thấy lên 5.

Trực tiếp đi cùng đoàn quân đội, ông Nguyễn Văn Quảng - Phó chủ tịch huyện Phước Sơn cho biết lực lượng cứu hộ chia thành hai mũi, trong đó một mũi là quân đội của Quân khu 5 hỗ trợ. "Chúng tôi cố gắng tiếp cận từ hai hướng để đẩy nhanh tiến độ vào khu vực có người bị nạn", ông Quảng nói.

Đường vào xã Phước Lộc nhiều đoạn bùn đất nhão ngập nửa bánh xe máy. Ảnh: Phước Tuấn.

Đường vào xã Phước Lộc nhiều đoạn bùn đất nhão ngập nửa bánh xe máy. Ảnh: Phước Tuấn.

Đến 19h, khi cách hiện trường khoảng 15 km, hai mũi cứu hộ đều phải tạm dừng, tìm nơi an toàn ở lại vì đêm tối, đường đi có nguy cơ sạt lở cao.

Nửa ngày sau khi bão Molave quét qua, Quảng Nam liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất trong chiều 28/10, khiến ít nhất 19 người chết, 21 người còn mất tích.

Lử núi vùi lấp 11 người ở Phước Sơn - 3

Đoàn cứu hộ quân đội tìm đường vào hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: Nguyễn Kỷ.

Tại huyện Nam Trà My, vụ sạt lở thứ nhất ở xã Trà Leng khiến 53 người bị đất đá vùi lấp. Sau nhiều nỗ lực, đến chiều tối nay 6 thi thể được tìm thấy, 13 người còn mất tích, 34 người may mắn sống sót được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vụ sạt lở thứ hai ở xã Trà Vân khiến 20 người bị vùi lấp, trong đó 12 người bị thương, 8 đã tìm thấy thi thể.

Tại huyện Phước Sơn, ngoài vụ lở đất vùi lấp 11 người nêu trên, địa bàn xã Phước Lộc còn xảy ra vụ lở đất khiến hai cán bộ xã tử nạn trên đường giúp dân sơ tán, tránh lũ tại thôn 1, đến nay thi thể chưa được tìm thấy.

Các vị trí sạt lở đất, vùi lấp nhiều người ở Nam Trà My và Phước Sơn. Đồ họa:Tiến Thành

Các vị trí sạt lở đất, vùi lấp nhiều người ở Nam Trà My và Phước Sơn. Đồ họa:Tiến Thành

Do ảnh hưởng của bão Molave gây mưa lớn, tuyến đường Hồ Chí Minh qua Phước Sơn bị chia cắt, sạt lở nặng. Dự kiến mất 5 đến 7 ngày mới có thể khắc phục.

200 công nhân bị cô lập

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng Ban Nội chính tỉnh uỷ Quảng Nam, ngoài những người mất tích do sạt lở, 200 công nhân của thuỷ điện Đăk Mi 2,nằm giữa hai xã Phước Công và Phước Lộc, đang bị cô lập, thiếu lương thực. Cầu qua sông Đăk Mi - gần nhà máy bị cuốn trôi dầm cầu không thể qua lại. Cầu trên tuyến đường lên đập cũng bị trôi và giao thông sạt lở nhiều đoạn. Nhà máy bị ngập nước toàn bộ.

Lãnh đạo huyện Phước Sơn cho hay, 200 công nhân đang tạm thời an toàn, số lương thực đủ để họ cầm cự khoảng 2 ngày.

Hiện chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Mi 2 đang tăng cường nhân lực, máy móc, thiết bị cùng với lực lượng chức năng thông đường tiếp cận nhà máy, tìm cách tiếp tế cho các công nhân.

"Nước sông đang dâng cao, nếu không đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp tế thì chúng tôi sẽ đề nghị cấp trên điều máy bay cứu trợ", ông Hà nói.

Chính quyền đang tính phương án làm cầu treo tạm để giải cứu.

Ông Lê Xuân Tuấn, Tổng giám đốc công ty cổ phần Năng lượng Agrita (chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 2) cho biết cho biết, khoảng 5 tốp công nhân đang trú ở những khu vực an toàn dọc sông Đăk Mi và đập thủy điện. Tối nay đơn vị đã được lương thực sang phía nhà máy, song để chuyển đến những điểm bị cô lập còn lại thì phải đến sáng mai mới có thể thực hiện, vì cách nhau hàng chục km.

Công ty cổ phần Năng lượng Agrita tham gia đầu tư thủy điện Đăk Mi 2 được 2 năm. Hơn 200 công nhân chủ yếu là người của Công ty Sông Đà 10 và một số nhà thầu phụ.

Trong khi đó, tại Nhà máy thủy điện Đăk Mi 3, do lưu lượng từ thượng nguồn sông Đăk Mi về hồ rất lớn (khoảng 10.000m3/s) làm ngập toàn bộ nhà máy đang vận hành. Không thiệt hại về người và công trình nhưng thiết bị nhà máy thiệt hại rất nặng, đường vận hành vào đập và nhà máy bị sạt lở nặng.

Theo Vnexpress

Xem thêm tại Wikicabinet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?

Thưởng thức mochi trà xanh ngon ngất ngây tại nhà

Panna Cotta thạch đào ngọt lịm cho mùa hè này