Hai vụ sạt lở ở Nam Trà My: Còn 13 người mất tích

 Hai vụ lở đất ở xã Trà Leng và Trà Vân (huyện Nam Trà My) vùi lấp 73 người, trong đó 46 người sống sót và bị thương, 14 người chết, còn 13 nạn nhân mất tích.

Sau gần một ngày san gạt đất đá mở đường, lực lượng cứu hộ nối thông được quốc lộ 40B, tiếp cận hiện trường sạt lở núi khiến 53 người gặp nạn ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.

Vụ sạt lở xảy ra chiều 28/10, ngọn núi Pa Ranh từ bao đời nay ở xã Trà Leng bất ngờ đổ ập xuống, san phẳng 14 nóc nhà ở thôn 1. Gần như cùng lúc, cách Trà Leng khoảng 45 km, một vụ sạt lở khác xảy ra ở xã Trà Vân vùi lấp 20 người.

Cả hai vụ lở núi khiến 73 người gặp nạn, trong đó 46 người sống sót và bị thương, 14 người chết; còn 13 nạn nhân ở Trà Leng vẫn mất tích, đến tối 29/10.

Thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My bị san phẳng sau vụ sạt lở núi. Ảnh: Ngọc Thành

Thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My bị san phẳng sau vụ sạt lở núi. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Nguyễn Thành Sơn, nhân chứng thoát chết ở thôn 1 (xã Trà Leng) kể, trước khi sạt lở xảy ra, đã có vài tiếng nổ nhỏ. Ông cùng thanh niên trong thôn lấy đá chắn ở bờ suối để nước lũ khỏi ngập vào nhà, bất ngờ nghe tiếng nổ bùng bùng. Ngước mắt nhìn lên thấy cây và đất ào ào cuộn đến. Ông chỉ kịp hét mọi người chạy. Nhưng không kịp, nhóm người bị đất đá hất tung về phía trước.

Video Player is loading.
Hiện tại 0:05
/
Thời lượng 2:51
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Nhân chứng thoát chết kể lại vụ sạt lở ở Trà Leng. Video: Hoàng Phương - Đắc Thành - Thanh Huyền

Gương mặt chưa hết bàng hoàng sau vụ sạt lở, anh Hồ Quốc Khánh, thôn 1 (xã Trà Leng) cho hay, "trưa hôm qua trời mưa to, tôi cùng một số người dân đứng ở hiên nhà thấy nước trên đỉnh núi sạt xuống nên dùng điện thoại quay. Vừa giơ máy lên thì nghe tiếng động lớn nên hô nhau bỏ chạy".

Lúc 20h, anh Sơn quay lại hiện trường phát hiện 3 thi thể bị kẹt dưới cây to, không thể lôi các nạn nhân ra ngoài, anh đành lấy bạt tấp lại vì trời tiếp tục mưa; sau đó, anh tìm thấy hai cháu bé bị gãy chân và cố sức đưa các cháu ra khỏi hiện trường.

"20 năm sống ở đây, song chưa khi nào tôi chứng cảnh sạt lở kinh hoàng như lần này", anh Khánh nói.

Bộ đội hành quân vào hiện trường. Ảnh: Đắc Thành

Bộ đội hành quân vào hiện trường. Ảnh: Đắc Thành

Ngay trong đêm 28/10, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 cùng nhiều phương tiện, trang bị chuyên dụng, khẩn trương vào hiện trường tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên đường hành quân bị cản trở do quốc lộ 40B dẫn vào xã Trà Leng xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa bão.

Trưa 29/10, bộ đội mở thông được nửa đường. Ba phương án tiếp cận được đặt ra: đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đó, mũi chủ công vẫn là mở thông tuyến đường bộ. Lực lượng chức năng dồn sức mở đường, "tranh thủ những giờ phút còn nắng ráo" theo yêu cầu của Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Phan Việt Cường.

Khi 50 km đường vào hiện trường được nối thông, lực lượng cứu hộ gặp người dân khiêng 4 nạn nhân bằng cáng, đi bộ 15 km ra ngoài. Người gặp nạn sau đó được xe cứu thương đưa về Trung tâm y tế huyện Bắc Trà My; hai nạn nhân nặng tiếp tục chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa TP Tam Kỳ.

Sơ cứu nạn nhân tại hiện trường. Ảnh: Đắc Thành

Sơ cứu nạn nhân tại hiện trường. Ảnh: Đắc Thành

Chiều cùng ngày, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 5 cùng các phương tiện cơ giới vào hiện trường, thôn 1, xã Trà Leng, tìm kiếm người bị vùi lấp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra công điện, yêu cầu các lực lượng bằng mọi cách, mọi phương tiện, triển khai mọi phương án, hướng tiếp cận như di chuyển bằng đường mòn, đường rừng, đường bộ, đường thủy, phương tiện bay,... để tiếp cận, tổ chức cứu nạn và cấp cứu những người còn sống sót.

Vị trí các vụ sạt lở vùi lấp nhiều người ở hai huyện Nam Trà My và Phước Sơn. Đồ hoạ: Tiến Thành

Vị trí các vụ sạt lở vùi lấp nhiều người ở hai huyện Nam Trà My và Phước Sơn. Đồ hoạ: Tiến Thành

Trên toàn tỉnh Quảng Nam, đến 16h chiều 29/10, sạt lở đất làm 19 người chết, 22 người mất tích. Trong đó, riêng huyện Nam Trà My có 14 người chết, 13 nạn nhân mất tích; huyện Phước Sơn có 5 người chết, 8 người mất tích; huyện Bắc Trà My mất tích một người.

Bão Molave đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên từ sáng nay, với sức gió mạnh nhất cấp 12 (133 km/h). Bão gây mưa lớn, gió giật khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, hàng trăm nhà cửa, công trình bị tốc mái... Tại Quảng Nam, từ 9h ngày 28/10, gió mạnh cấp 8-10; tổng lượng mưa bình quân từ 150 đến 300 mm.

Vnexpress

Xem thêm tại Wikicabinet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ