Vườn Mandala kì diệu như thế nào?

 Wikicabinet kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về du lịch:

Bình đất sét không tráng men - Phương pháp tưới tiêu bản địa ngàn đời

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề Vườn Mandala kì diệu như thế nào? Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé!

Vườn Mandala là gì?

Một trong những nguyên tắc cơ bản của thiết kế permaculture là quan sát những mô hình, quy tắc, cấu trúc (pattern) trong thiên nhiên vào áp dụng chúng vào mảnh đất của mình. Trong thiên nhiên, pattern có ở khắp mọi nơi, từ tơ nhện giăng trên cây, con sóng, đụn cát, vân gỗ cho tới nhà cửa mà chúng ta xây và thậm chí là tập tính, hành vi xã hội của chúng ta. Mọi thứ đều ẩn chứa những cấu trúc ngầm lặp đi lặp lại. “Sự hiểu biết về những cấu trúc cơ bản, mang tính nền tảng của các hiện tượng thiên nhiên sẽ là công cụ thiết kế cực kỳ hữu hiệu cho chúng ta, giúp ta áp dụng cùng những quy tắc khoa học đó cho rất nhiều lĩnh vực khác”, Bill Mollison nói về Pattern trong sách Permaculture: A designer’s Manual.

Cách mà bông hoa có hình dạng bông hoa, cánh chim húng nhại có hình dạng như thế, cách con suối chảy như vậy đều là sự biểu hiện thành pattern của cơ chế vận hành tối ưu nhất của thiên nhiên. Quan sát và hiểu về pattern trong thiên nhiên là cơ hội để chúng ta áp dụng vào nông nghiệp những thiết kế có thể là ưu việt và hiệu quả nhất từng tồn tại, những hệ thống đã được thử lửa bởi hàng trăm triệu năm tiến hóa, cạnh tranh, sinh tồn, tương trợ và phát triển phức tạp của thiên nhiên.

Mandala, trong tiếng Sankrit có nghĩa “vòng tròn”, là bất kì cấu trúc hình học nào có các pattern đối xứng tỏa ra từ một điểm trung tâm. Một bông hoa sen là một mandala. Một con ốc là một mandala. Một quả thông là một mandala. Mái vòm nhà thờ là mandala. Tất cả có một mẫu số chung cơ bản là một điểm trung tâm và các pattern tỏa ra đối xứng. Từ cấu trúc cơ bản này có vô vàn phiên bản thi triển và ứng dụng đi kèm.

 

Mandala trong tâm linh

Mandala từ lâu đã có ý nghĩa và phục vụ cho mục đích tâm linh trong các truyền thống tôn giáo cổ xưa trên thế giới từ Christianity, Jainism, Buddhism, Hinduism tới Shintoism, Taoism. Mandala, xuất hiện trong hầu như tất cả mọi văn hóa ở bất kì thời điểm nào trong lịch sử từ thời kỳ Đồ đá, tượng trưng cho cấu trúc của toàn bộ vũ trụ và chứa đựng những thông điệp về quy luật tự nhiên và chân lý thường hằng. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng với nghi lễ kiến tạo mandala từ cát (trước kia là đá) của đủ loại màu sắc – một quá trình sáng tạo đặc biệt tỉ mỉ, tập trung cao độ, tốn từ vài ngày cho tới hàng tuần thường kết thúc bằng nghi lễ phá hủy mandala như một biểu tượng cho bản chất vô thường của thực tại trong thế giới quan Phật giáo.

Mandala trong tâm lý trị liệu

Carl Jung là một trong những nhà phân tâm học hiện đại đầu tiên quan tâm tới mandala của truyền thống văn hóa châu Á. Ông bắt đầu bị thu hút với Mandala từ những lần tới thăm, học hỏi ở các tu viện ở Ấn Độ và tìm thấy những mối liên hệ và ứng dụng của mandala với lĩnh vực làm việc của ông như giấc mơ, tính cách, tiềm thức, vô thức… Carl Jung sử dụng Mandala để tự khám phá và trưởng dưỡng bản thân mình. Ông cho rằng mandala là biểu tượng của một nơi trú ẩn an toàn cho sự chữa lành và trọn vẹn nội tâm, trong đó quá trình kiến tạo nên một mandala, với một điểm trung tâm vững chắc và các pattern đối xứng lan tỏa ra, là sự phản ánh ra bên ngoài hành trình tái cân bằng của cái bên trong. (3)

Riêng cá nhân mình, làm về forest therapy và deep ecology, bài tập “Green Mandala” cũng là một cách mình, và giúp người khác, học cách tiếp xúc sâu sắc hơn với những yếu tố ẩn của thiên nhiên nhờ vào quá trình nhập tâm hoàn toàn và sáng tạo tự do khi làm việc với chất liệu từ rừng. Từ đó phản ánh được tâm thức của người làm, giúp kích hoạt sự hiểu biết trực giác về ta và người.

Mandala trong permaculture

Cấu trúc của một khu vườn mandala mang theo nó cảm giác cân đối, hài hòa và thẩm mỹ cao không chỉ giúp chúng ta thỏa mãn được nhu cầu nghệ thuật và tinh thần trong cuộc sống với thiên nhiên, làm đa dạng hóa màu sắc và vật liệu sử dụng trên cùng một diện tích, nó còn giúp cho chúng ta dễ dàng làm các hoạt động giáo dục, diễn giải về permaculture chỉ trong một khu vực nhỏ thuận tiện cho việc đi lại và quan sát.

Nhưng những lợi ích trên, dù đã phần nào đủ sức thuyết phục để một số người bắt tay ngay vào làm một vườn Mandala, vẫn chưa nằm ở trọng tâm của thiết kế permaculture. Vườn Mandala còn có nhiều hơn thế.

Bill Mollison viết, “Tại Đài Loan và Phillipines, những khu vườn gia đình nhỏ, xum xuê có thể cung cấp đủ thức ăn cho một gia đình năm người quanh năm. Dựa vào thiết kế của những khu vườn này, tôi cải tiến thêm bằng những “đường đi tối thiểu” theo nguyên tắc permaculture để đưa ra một mô hình vườn tự chủ thực phẩm hết sức chuẩn xác và hiệu quả cho khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.”

Cùng trên một diện tích, luống trải dài một chiều thẳng sẽ sử dụng nhiều diện tích đất canh tác để làm đường đi hơn là cấu trúc mandala. Nếu việc phân chia sở hữu đất canh tác, sử dụng máy móc cơ giới trên mảnh vườn không phải là vấn đề bắt buộc, khi làm một vườn mandala, bạn cho phép nhiều hiệu ứng rìa xảy ra hơn (edge effect) so với làm luống thẳng, tăng diện tích đất canh tác, tiết kiệm năng lượng và tăng năng suất.

Cách làm

Giả sử chúng ta có 100m2 hoặc lớn hơn để làm vườn mandala. Tại trung tâm của miếng đất, chúng ta làm một vòng tròn chuối (có thể dùng đu đủ thay chuối) đường kính 2m, sâu 1-1,5m. Đường viền xung quanh vòng tròn đắp đất lên tại những điểm trồng chuối. Có thể dùng đá chặn lớp đất đường viền để tránh bị rửa trôi.

Ở đáy vòng tròn (hoặc trên), chúng ta phủ một lớp nguyên liệu giàu carbon như gỗ mục, cành cây, tro trấu, rơm rạ, mùn gỗ, giấy các tông. Sau đó chúng ta phủ lên đó là mulch giàu nito như phân xanh, lá cây, thức ăn nhà bếp, nước tiểu, phân, hoa quả thừa… Lớp mulch giàu carbon ở dưới sẽ hút nước từ quá trình phân hủy của mulch nhiều nito, giúp vòng tròn chuối không bị mùi, phân hủy nhanh (khi chuẩn tỉ lệ Carbon/Nito) và tránh các loài ruồi muỗi nhặng nhít.

Xung quanh đường viền, trồng khoảng 4-5 (có thể tới 7) cây đu đủ/chuối và xen kẽ là 8-10 cây khoai lang. Trên đoạn đất dốc của viền hướng vào trong vòng tròn, trồng xen kẽ là khoai mỡ, khoai môn. Ở giữa các cây chuối trồng cây leo như đỗ, đậu để chúng leo lên cây chuối. Với vòng tròn chuối, bạn nên dẫn nước từ nhà bếp (greywater) tới hố để tận dụng tối đa năng lượng sẵn có.

Xung quanh vòng tròn chuối, tạo đường đi rộng 1m và phủ lên bằng rơm rạ, mùn cưa hoặc sỏi (giúp ngấm nước, tránh rửa trôi đất). Từ điểm trung tâm của mandala đó, làm 5-6 keyholes.

Xung quanh mỗi keyholes tạo nền đất rộng khoảng 1,5-2m, bản thân keyhole với đường biên giới được xếp đá, gạch để giữ đất và tránh trôi nước. Tiếp theo, nền đất được phủ lớp mulch trước khi trồng rau như là vòng tròn chuối.

Tới đây, chúng ta đã có 6 keyhole beds chính, mỗi cái lại được chia ranh giới với cái bên cạnh bằng một hàng cây xả hoặc cỏ vetiver, ở chính giữa ranh giới có thể trồng cây tạo bóng như cọ. Ngay bên ngoài đường viền của keyhole beds, vẫn trong ranh giới của mandala, trồng các loại cây cỏ như xả, dong riềng để vừa làm đẹp, vừa chống cỏ dại xâm lấn. Bên ngoài nữa, trồng hàng rào cây cải tạo đất, chắn gió hoặc cây cho trái như là cây chuối, đu đủ, đậu sang, keo dậu, sắn… Các cây hàng rào này đều vừa cho phân xanh lại vừa cho thực phẩm.

 

Vườn mandala bây giờ có khả năng hấp thụ toàn bộ lượng nước tưới tiêu và giữ ẩm cho khu vườn. Chúng ta tiếp tục trồng cây trên keyhole beds (từ đây bạn đối chiếu với hình để dễ hiểu nhé).

  1. Tại đường viền của beds mà sát với đường đi lại, trồng các loại cây cần chăm sóc hay thu hoạch thường xuyên trong tầm với tay dễ dàng của chúng ta. Khu vực này chỉ nên trồng các loại cây cho nông sản/thực phẩm quanh năm để tiết kiệm công sức chẳng hạn như hành tỏi, rau sống, xà lách, cải…
  2. Hàng ở giữa keyhole beds, bên cạnh hang rau ở đường viền, ta trồng những loại cây sẽ thu hoạch thường xuyên ở từng giai đoạn như cà chua, cà tím, ớt chuông, ớt, các loại đậu, ngô, cải xoăn và tương tự. Hàng rau này vẫn nằm trong tầm với khi đứng ở lối đi nhưng ta có thể không cần giẫm lên hay trườn lên đường biên giới của keyhole beds mà vẫn làm việc được.
  3. Về phía đường biên giới bên kia của keyhole beds, chúng ta trồng các loại cây lấy củ (như khoai tây, cà rốt, củ đậu) hoặc là những loại cây mà chúng ta chỉ thu hoạch được một lần rồi phải trồng lại (như rau cải). Thế nên ở luống này chúng ta phải giẫm lên đất MỘT LẦN để thu hoạch và tiếp tục luân canh.

Cứ mỗi năm một lần chúng ta lại rải thêm lớp mulch trên bề mặt của đất bằng rơm rạ, mùn gỗ, phân khô. Tất cả các beds đều được trồng tiếp lứa mới sau khi thu hoạch, trong khi đấy các loại gia súc, gia cầm có thể tận dụng thức ăn thừa từ vườn rau hoặc từ cây làm hàng rào trồng ở biên giới của mandala. Đây cũng là nguồn phân xanh phong phú và dồi dào cho vườn mandala mà không cần đi đâu xa. Cỏ vetiver và xả nên được cắt 3-5 lần/năm để làm phân xanh trong khi đó rễ cây vetiver đâm sâu và dày giúp chống chuột đào lỗ phá hoại phần bên trong của vườn.

 

Hệ thống vừa miêu tả ở trên chỉ có diện tích 100m, nhưng bạn cũng có thể áp dụng y nguyên cấu trúc mandala này để mở rộng quy mô vườn. Ở lõi của mandala là một nhóm 4-5 vòng tròn chuối, ở chính giữa bạn có thể tận dụng diện tích làm bất kì điều gì bạn muốn, từ một cái ao nhỏ, một cái cây lâu năm, một cái teepee trellis, một cái vườn rau sống xoắn ốc (spiral herb), xếp đá trang trí hay đặt ghế băng tròn, vân vân. Với 8-12 keyhole beds, vườn mandala của bạn sẽ trở thành một mê cung thú vị.

Vườn được thiết kế theo cách này vừa tối ưu số lượng cây trồng, tối thiểu diện tích làm đường đi, dễ dàng để xây và duy trì, không phí phạm nước tưới tiêu, tiết kiệm sức lao động (với đỡ đau lưng), cung cấp đủ và đa dạng chất dinh dưỡng cho bữa ăn và cho dù lớp nền ban đầu là gì đi chăng nữa thì cũng làm được (như đá, bê tông hay đất xấu).

Các bạn có thể sáng tạo và cải tiến vườn Mandala theo vô vàn cách khác nhau mà vẫn tuân thủ và tận dụng được cá nguyên tắc thiết kế của permaculture. Chưa cần phải nghĩ xa xôi gì rằng bạn có điều kiện và có thể thực sự làm một vườn Mandala hay không, nhưng ngay quá trình thiết kế, làm bản vẽ cho một vườn Mandala đã ngay đó là phần thưởng chỉ riêng bạn biết.

Trong phiên bản vườn Mandala miêu tả trong bài viết này chưa có cơ hội sử dụng đến hố giun, chưa nhắc nhiều đến áp dụng tối đa phương pháp hugelkultur vào keyhole bed, và còn rất nhiều phương án tăng thêm hiệu quả, tính thẩm mỹ và màu sắc cho vườn mandala. Hy vọng người đọc nhận được những lợi ích nhất định từ bài viết này và áp dụng, sáng tạo theo cách riêng của mình.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Ai có thể áp dụng Permaculture?

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

 Xem thêm tại đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ