Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Đang có 13 bệnh nhân tiên lượng nặng và nguy kịch

 Báo cáo của Tiểu ban Điều trị - ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 13 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, trong đó số tiên lượng rất nặng là 7/13 trường hợp và tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào tăng lên 6 trường hợp...

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

*Thế giới: 24.874.074 người mắc; 840.187 người tử vong

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 159/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 1038 ca mắc COVID-19

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 663 ca.

- Số ca bệnh đang được điều trị: 343 ca.

- Số ca tử vong: 30

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

349

689

19.666

49.819


1. Tính đến 9h ngày 29/8: Việt Nam có tổng cộng 349 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

+ Từ 18h ngày 28/8 – 6h sáng 29/8: ghi nhận 0 ca mắc mới.

2. Số ca bình phục trong 24h qua:  26 ca.

3. Số ca tử vong trong 24h qua: 0 ca.

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2:  46ca.

- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 49 ca.

-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 29 ca.

5. Số người cách ly: 61.100 người.

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.363 người.

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.899 người.

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú:  42.838 người.

6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 348 ca

7. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay:  549 ca.

8. Nhận xét:

- Đến 9h sáng ngày 29/8, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 24,8 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 840.000 người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở hơn 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2 tàu du lịch. Hiện đã có trên 17 triệu người khỏi bệnh.

Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca mắc 6.092.545 ca, số ca tử vong 185.824 ca; Các nước có tỷ lệ mắc, tử vong cao tiếp theo lần lượt là Brazin, Ấn Độ, Nga và Peru

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Điểm đáng chú ý là số ca mắc tại một số quốc gia đang tăng trở lại.

- Tại Việt Nam, trong 24h qua đã ghi nhận 02 ca mắc mới (BN1037-1038), trong đó tại Đà Nẵng (01 ca - trong nước) và Hà Nội (01 ca được cách ly ngay tại Hải Dương sau khi nhập cảnh).

*Về công tác chỉ đạo, điều hành

- Ngày 28/8, đoàn công tác của Bộ Y tế đã họp tham vấn với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (Khu công nghệ cao, quận 9, TP.HCM). Đây là 1 trong 4 đơn vị ở Việt Nam đang "chạy đua" thực hiện đề án nghiên cứu sản xuất vắc xin chống COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng qục Quản lý dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường cho biết theo kế hoạch, tháng 12 năm nay có thể thử nghiệm lâm sàng vắc xin trên người. Tuy nhiên, trước nhu cầu bức thiết mới đây, Thủ tướng chỉ đạo phải sớm hơn nữa. Do đó, Bộ Y tế khẩn trương đồng hành cùng công ty đẩy nhanh nhất tiến độ nhưng vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả trong quy trình nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất.

Theo báo cáo của Công ty, đến nay đơn vị đã nghiên cứu sản xuất thành công 4 loại kháng thể dựa trên trình tự của 4 loại kháng thể được phân lập từ các bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi. Thay vì tạo ra một loại kháng thể, công ty tạo ra 4 loại kháng thể sử dụng thành một chuỗi hỗn hợp và được bào chế thành hai loại sản phẩm gồm tiêm và xịt, có khả năng khóa được nhiều vị trí ngăn virus xâm nhập vào tế bào

Công ty cũng đã phát triển xong và có khả năng sản xuất chế phẩm scFv và peg-scFv kháng RBD của protein S của SARS-CoV-2. Quy mô sản xuất là 10.000 liều/tuần (loại liều 2mg).

Ngoài ra, đơn vị đã gửi mẫu cho Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương để đánh giá tính an toàn, đồng thời hoàn thiện hồ sơ xin chủ trương từ Bộ Y tế thử nghiệm lâm sàng. Bước đầu, kết quả kiểm tra hoạt tính trung hòa trên virus của đơn vị đạt yêu cầu.

Đánh giá cao vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tái tổ hợp vào trong nghiên cứu sản xuất vắc xin chống COVID-19, ông Nguyễn Ngô Quang - Phó cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), khẳng định Bộ Y tế sẽ điều phối để công ty hoàn thành hồ sơ tiền lâm sàng sớm nhất có thể.

- Hôm qua, ngày 28/8, Đà Nẵng đã xuất hiện ca bệnh tái dương tính đầu tiên sau khi khỏi bệnh. Trước đó, tại TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hà Nội… cũng ghi nhận một số trường hợp tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh.

Về vấn đề này, PGS.TS Phan Trọng Lân- Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, trên thế giới và tại Việt Nam cũng ghi nhận khá nhiều trường hợp có tái dương tính (thường là dương tính "yếu") sau khi đã xuất viện. Hiện chưa có bằng chứng về khả năng lây nhiễm của các trường hợp tái dương tính với COVID-19 ở mẫu ngoáy họng sau hồi phục; chưa phân lập được vi rút sống trong mẫu, cho dù lúc đầu nhiễm các chủng có khả năng lây lan mạnh; Chưa ghi nhận trường hợp nhiễm thứ phát sau tái dương tính

* Tình hình điều trị:

Các y bác sĩ nỗ lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng    Ảnh:TL

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 663 bệnh nhân/1.038 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 46 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 49 ca, số ca âm tính lần 3 là 29 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 13 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, chiếm (3,8%) trong tổng số bệnh nhân đang điều trị, trong đó số tiên lượng rất nặng là 7/13 trường hợp (2,1%), và tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào tăng lên 6 trường hợp (1,8%). Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng

Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 30 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân về những việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở:

Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;

3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khan giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-qua-ang-co-13-benh-nhan-tien-luong-nang-va-nguy-kich

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ