Olla - Bình đất sét không tráng men - Phương pháp tưới tiêu bản địa ngàn đời

 Wikicabinet kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về du lịch:

Permaculture là gì?

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề Olla - Bình đất sét không tráng men - Phương pháp tưới tiêu bản địa ngàn đời. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé!

 

Bình đất sét không tráng men, chúng ta có thể gọi là Olla (nghĩa là đất sét trong tiếng Tây Ban Nha), được sử dụng như là một công nghệ tưới tiêu đơn giản, tiết kiệm nước, tiền, sức lao động và đem lại hiệu quả sản xuất cao đã có mặt từ 4000 năm nay để thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu khô cằn tại rất nhiều nền văn minh trên thế giới. Tài liệu cho thấy Olla được sử dụng bởi người Trung Quốc, La Mã, Ấn Độ cho tới Bắc Phi, Trung Đông, Nam Mỹ và người dân vùng Caribe. Gần đây, công nghệ Olla được khôi phục, nâng cấp và tái ứng dụng thành công tại những khu vực khan hiếm nước, quy mô nhỏ. Trong đó, cộng đồng permaculture và canh tác thuận tự nhiên trên thế giới cũng góp phần đưa Olla ra khỏi sử liệu và đi vào thực tế trong những năm gần đây.

 

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Olla với các nội dung sau:

Olla tuyệt vời như thế nào?

  1. Olla tiết kiệm đến 70% nước tưới tiêu, tăng năng suất cho cây trồng thông qua việc cung cấp nước cho rễ chỉ khi cây có nhu cầu.
  2. Tại Jordan cằn cỗi khô hạn, dự án Phủ xanh Sa mạc của Geoff Lawton đang sử dụng hiệu quả Olla.

Ưu điểm và nhược điểm của Olla

Cách sử dụng và bảo trì Olla

Nào, hãy cùng wikicabinet tiếp tục câu chuyện thú vị về Olla nhé!

Olla hoạt động như thế nào?

Được gọi là “hệ thống tưới tiêu hiệu quả nhất thế giới” bởi cha đẻ của permaculture là Bill Mollison, Olla được chôn dưới mặt đất để chừa cổ nắp bình và rồi nước bên trong sẽ chỉ ngấm ra đất khi nào đất trở nên khô hạn và rễ cây cần thêm nước đúng nhu cầu của nó. Vì sao lại thế? Nguyên lý khoa học đằng sau nó là thế nào?

Bởi Olla là bình đất sét không tráng men, nó có rất nhiều lỗ hổng li ti trong cấu trúc của bình và hạt (particle) nước có thể được lưu trữ tại đây. Thông thường, khi ta đổ nước vào bình, nước không thể ngấm xuyên qua thành. Vì vậy mà mới có những bộ ấm chén trà đất sét không tráng men. Nhưng khi chôn Olla xuống đất, các hạt nước sẽ từ từ di chuyển xuyên qua thành bình, đi vào đất. Một hiện tượng phức tạp xảy ra. Trước hết, các phân tử nước di chuyển là bởi sự chênh lệch nồng độ nước. Chênh lệch nồng độ nước tức là có sự khác biệt mức nước ở trong đất và trong bình olla. Thế năng nước trong đất, một khái niệm nói về nhu cầu hấp thụ nước của đất, sẽ quyết định mức độ chênh lệch này. Đất mà càng khô thì thế năng nước trong đất càng cao và đồng thời mức độ chênh lệch nồng độ nước càng lớn, dẫn tới việc đất sẽ hút nước ở trong bình olla. Thiên nhiên luôn luôn làm việc để đạt tới trạng thái cân bằng (equilibrum), và vì thế nếu cây cần thêm nước, rễ cây sẽ hút nước từ Olla (vì thế rễ cây sẽ phát triển hướng về bình). Nếu đã đạt đủ độ ẩm, nó sẽ không hút nước nữa. Nên 100% nước tưới là để dành cho cây. Số nước còn lại ngoan ngoãn nằm trong bình, tránh việc gây ra ngập úng và hại cho cây trồng theo cách tưới tiêu bề mặt truyền thống. Vì vậy, như Bill Mollison nói, Olla là một hệ thống tưới tiêu cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng ở trong những trường hợp và giới hạn nhất định. Gần như không có một chút nước nào bị mất đi vì quá trình bốc hơi hoặc chảy xuống mạch nước ngầm. Tiết kiệm đến 70% nước và hiệu quả gấp 10 lần kiểu tưới tiêu bề mặt thông thường.

Với Olla, thiên nhiên sẽ tự nó vận hành mà nuôi cây, người nông dân chỉ việc đổ nước vào bình sau 3 ngày cho tới 5 ngày tùy vào điều kiện từng khu vực. Khả năng giữ nước trong đất ở tầng dưới bề mặt và phân bổ nước đồng đều trong đất cho cây trồng trở nên rất hiệu quả với Olla. 

Câu chuyện thành công từ Olla

Nông dân sống ở vùng nhiệt đới, bán khô cằn tại Brazil phụ thuộc vào lượng mưa để cung cấp nước cho sự phát triển của hầu hết các loại cây trồng của họ. Trong những năm có lượng mưa thấp, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề tồi tệ hơn nữa khi mà hầu hết các mảnh đất nông nghiệp trong khu vực này không thể dùng hệ thống tưới tiêu thông thường bởi họ cần một lượng nước rất lớn. Để khắc phục những khó khăn này, Công ty Bras Brasileira de Pesquisa Agropecuaria (EMBRAPA) đã giới thiệu việc sử dụng hệ thống tưới bằng đất sét tại Brazil vào năm 1978. Các hệ thống này đã góp phần đảm bảo sản lượng nông nghiệp ổn định hoặc thậm chí cao hơn bình thường nhờ sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm. Những kết quả ban đầu cho thấy chỉ cần sử dụng một lượng nước nhỏ với hệ thống Olla, các giống cây khác nhau đều có thể phát triển mạnh trên đất bình thường, đất mặn và mặn sodic. Lượng nước sử dụng tương đương với 17 mm / ha / 800 bình trong khoảng thời gian 70 ngày.

Dự án Phủ xanh Sa mạc của Geoff Lawton tại Jordan, một đất nước Trung Đông vô cùng khô cằn và khan hiếm nước, cũng sử dụng phương pháp này và đã thành công tuyệt vời.

Ưu điểm và nhược điểm của Olla

Ưu điểm
  • Phù hợp với các mảnh vườn gia đình hoặc dưới 1 hectare.
  • Tiết kiệm sức lao động vì giảm công đoạn lấy nước, xách nước, tưới nước.
  • Không tưới bề mặt nên cỏ dại không phát triển được.
  • Có thể hiệu quả hơn 10 lần cách tưới tiêu bề mặt truyền thống (cầm bình tưới từ trên cao). Tiết kiệm đến 70% nước tưới tiêu. Tăng năng suất và sản lượng.
  • Hiệu quả cả với cây con lẫn cấy giống, giúp tăng khả năng nảy mầm mà không cần vườn ươm.
  • Rẻ tiền hơn và thậm chí dễ dàng tự làm (với một số đầu tư ban đầu và sẽ tiện nếu bạn cũng định tự làm đồ gốm)
  • Hệ thống này có thể hoàn toàn sử dụng sản phẩm có sẵn ở địa phương, hoàn toàn thân thiện môi trường, giúp tăng kinh tế cho bà con địa phương hay thậm chí là khôi phục làng nghề gốm truyền thống đang mai một.
  • Có thể giúp bà con ở những vùng khô hạn, khan hiếm nước giải quyết ngắn hạn bài toán tưới tiêu (giải quyết vấn đề xã hội)
  • Khi được kết hợp với một hệ thống lấy nước mưa, bạn thậm chí có thể không tốn một giọt nước nào cho việc tưới tiêu quy mô nhỏ, trở thành hệ thống tự nuôi chính nó.
  • Không hỏng lặt vặt như các hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt hiện đại (đã hỏng thì hỏng bự)
  • Không phí nước do bốc hơi hoặc chảy xuống mạch ngầm. Không phí nước cho cỏ dại.
  • Gần như không thể bị hư hỏng ở phần phía trên mặt đất. Trừ khi ai đấy chẳng may đánh rơi cái búa.
  • Có thể đái thẳng vào vì nước giờ đây ngấm xuống đất, bổ sung thêm Nito cho đất. Hoặc nước phân giun (worm juice).
  • Phải 3-5 ngày mới phải đổ đầy bình lại một lần.
  • Nếu có phải đi vắng cả tuần, vườn gia đình vẫn có thể sống tốt.
  • Ngăn chặn tối đa xói mòn đất trong công đoạn tưới tiêu.
  • Dùng được cho cả vườn rau lẫn cây ăn trái lâu năm.
  • Nếu nhà gần xưởng gốm thì sang tự tay làm cũng được, vừa thư giãn, vừa tiết kiệm tiền, lại vẽ việc ý nghĩa ra cho những đứa rảnh và chán làm.
Nhược điểm
  • Nếu đã chôn thì mỗi lần phải đào đất sẽ tốn công di chuyển, tái lắp đặt bọn Olla này.
  • Không khuyến cáo với những người tay chân hậu đậu, Parkinson hoặc làm vội làm vàng.
  • Khó dùng ở nơi đất sỏi đá.
  • Không phải lúc nào cũng dễ kiếm được bình đất sét không tráng men (cũng may là mình sống ở Việt Nam, chứ ở tây rất khó kiếm).
  • Chỉ áp dụng được trong nông nghiệp quy mô nhỏ.
  • Khó kiểm soát được nguyên liệu đầu vào của bình, điều này ảnh hưởng tới chất lượng tối ưu và đồng đều của các bình.
  • Có thể bị tắc nghẽn, đặc biệt là khi bị bỏ không lâu lâu ngày. Nếu bị tắc nghẽn cần lấy bình ra, làm sạch hoặc thậm chí là nung lại trong lò.
  • Nếu nước tưới tiêu có bùn, phù sa có thể gây tắc nghẽn bình.

Các dùng Olla như thế nào?

Phương án 1: Đã có bình đất sét không tráng men

Bước 1: Cứ ở giữa mỗi 1 ô đất 1m2 có thể đặt một bình dung tích 5 lít. Tức là cây có thể nhận nước ở vị trí cách thân bình tới 50cm. Hoặc chôn cạnh một cây ăn trái lâu năm.

Bước 2: Đào hố và chôn bình. Để cổ bình cao hơn mặt đất một chút sao cho vừa không vướng chân đi, vừa không để nước + đất tràn vào khi mưa.

Bước 3: Đặt một hòn đá lên che miệng bình để tránh bốc hơi nước hoặc có con gì chui vào chết trong đấy.

Bước 4: Thay nước đều đều.

Phương án 2: Chưa có bình đất sét.

Áp dụng như trong hình ảnh dưới.

Bạn có thể kiểm tra xem bình đất sét có khả năng thấm nước hay không bằng việc đổ nước vào bình. Đợi một chút xem có thấy vỏ bên ngoài bị ẩm hay không thì biết liền.

Mời quý độc giả đóng góp ý kiến về Olla cũng như những cơ hội ứng dụng nó trong hoàn cảnh và địa phương.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Vườn Mandala kì diệu như thế nào?

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

 Xem thêm tai đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ