Sáu trường hợp phản vệ nặng sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19

 TPO - Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR) quốc gia cho hay, có thêm 3.359 người được tiêm chủng vắc xin COVID-19 trong ngày 17/3.

Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 24.054 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.



Chi tiết 24.054 người được tiêm tại 12 tỉnh/TP trong các ngày từ 8 đến 17/3 như sau:


- Tỉnh Hải Dương: 12.068 người


- TP. Hà Nội: 3.768 người


- Tỉnh Hưng Yên: 2.492 người


- Tỉnh Bắc Ninh: 1.332 người


- Tỉnh Bắc Giang: 2.281 người


- TP. Hải Phòng: 205 người


- TP. Hồ Chí Minh: 884 người


- Tỉnh Gia Lai: 200 người


- Tỉnh Long An: 204 người


- TP. Đà Nẵng: 117 người


- Tỉnh Hòa Bình: 152 người


- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người


Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2 (Hải Phòng), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã kết thúc tiêm vắc xin COVID-19 trong đợt này.


Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. 


Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng cho tổng cộng 24.054 cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Số phản ứng nặng chỉ có 5 người ở độ 2 của phản vệ và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Các trường hợp này được xử lý và đều đã ổn định sức khoẻ.


Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 phải vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn. Trên báo cáo, có 16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vắc xin, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại và xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. "Riêng trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới hỗ trợ và chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.


Liên quan đến thông tin về các trường hợp bị đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca, GS.ST Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã liên tục đánh giá, theo dõi. Đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, đồng thời tổ chức các điểm tiêm, cơ sở tiêm phù hợp, an toàn. Tới đây, các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức tiêm vắc xin COVID-19.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?