Chuyển đến nội dung chính

Cấp cứu bằng trực thăng đi vào đời sống

PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, đánh giá việc đưa mô hình cấp cứu bằng trực thăng đi vào hoạt động là một nỗ lực rất lớn từ Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM)

Đây là sân bay cấp cứu hàng không lần đầu tiên được đặt trong bệnh viện (BV) ở TP HCM, đánh dấu bước tiến mới về cấp cứu ngoại viện. Hình thức cấp cứu này sẽ tăng hiệu quả đối với những bệnh nhân đột quỵ và đa chấn thương.



Tranh thủ "thời gian vàng"

Lâu nay, các ca bệnh nặng, phức tạp được cấp cứu bằng đường không phải đưa về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó mới dùng xe cứu thương chuyển tiếp bệnh nhân về BV. Điều này làm kéo dài một khoảng thời gian nhất định, ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Khép lại năm 2020, BV Quân y 175 (quận Gò Vấp, TP HCM) đã tạo nên một đột phá mới khi đưa vào hoạt động sân bay trực thăng cấp cứu trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương Chỉnh hình của BV, mở ra lộ trình chuyên nghiệp hóa công tác cấp cứu cho khu vực phía Nam, đưa BV trở thành cơ sở y tế đầu tiên cả nước có sân bay cấp cứu trực thăng.

Tình huống giả định là 2 trường hợp cấp cứu đa chấn thương và đột quỵ của người dân ở xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) và huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) được sơ cứu và chuyển thẳng về BV Quân y 175 bằng máy bay trực thăng.

Ngay sau khi đáp xuống nóc Viện Chấn thương Chỉnh hình, bệnh nhân đa chấn thương được chuyển ngay bằng băng ca xuống Khoa Hồi sức tích cực và sau đó là Khoa Phẫu thuật gây mê để được can thiệp điều trị; riêng bệnh nhân đột quỵ được hội chẩn ngay với các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh của BV Nhân Dân 115 và được điều trị tiêu sợi huyết kịp thời.

Từ lúc máy bay đáp trên sân bay ở nóc BV đến khi bệnh nhân được chuyển đến khoa cấp cứu hoặc vào thẳng phòng mổ, khoa hồi sức chỉ mất khoảng vài phút. Việc có sân bay tại BV sẽ tranh thủ được "thời gian vàng" cấp cứu cho người bệnh.

Thiếu tướng - PGS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc BV Quân y 175, cho biết sân bay trực thăng cấp cứu là khát vọng suốt 30 năm qua của BV. Từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đến ngày chính thức ra mắt sân bay trực thăng cấp cứu là 1 năm chuẩn bị tâm huyết của đơn vị và các cơ quan liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam... Hai chiếc trực thăng vận chuyển cấp cứu đầu tiên này thuộc Binh đoàn 18 và Sư đoàn 370 của Quân chủng Phòng không - Không quân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?