Lãi suất tiền gửi dự báo tiếp tục xu hướng đi ngang

 BNEWS Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6%/năm.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, tín dụng tăng trưởng khả quan hơn trong quý cuối năm, thanh khoản vẫn dồi dào, nhưng lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tiền gửi sẽ vẫn duy trì xu hướng đi ngang trong một vài tháng tới. Điều đó đồng nghĩa với người gửi tiền thời gian tới vẫn sẽ phải chấp nhận mức lãi suất thấp như hiện tại.



Đồng thời với giảm lãi suất tiết kiệm, các ngân hàng cũng đã giảm mặt bằng lãi suất cho vay bình quân 0,6-0,8%/năm so với cuối năm trước. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6%/năm, trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6%/năm.

Những ngày cuối cùng của năm 2020 đang dần trôi qua, lãi suất ngân hàng thay vì "đua tăng" như thường lệ nhằm hút vốn nhàn rỗi mùa cuối năm thì nay lại giảm sâu.

Đã đến kỳ nhận lãi cho khoản tiền tiết kiệm hơn 500 triệu đồng gửi từ cuối năm 2019, ông Tuấn Hùng (cán bộ hưu trí ở Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Thời điểm này năm ngoái, lãi suất gửi tiết kiệm cao lắm, lên hơn 8%/năm, nên tiền lãi tôi nhận được cũng trên 40 triệu đồng. Nhưng lãi suất bây giờ thấp quá, nếu tiếp tục gửi 1 năm nữa thì lãi nhận được chưa đến 30 triệu đồng, giảm đến 1/4 so với trước".

Dù vậy, đối với ông Hùng, đây là khoản tiền phòng thân, dưỡng già nên ông "không có ý định đem đầu tư vào kênh sinh lời nào khác mà sẽ vẫn tiếp tục chọn gửi ngân hàng, nhưng sẽ chọn một ngân hàng có lãi suất tốt hơn".

Nhìn lại nửa cuối năm 2019, các ngân hàng liên tục đưa ra các chương trình huy động hấp dẫn với lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới hơn 8%/năm, thậm chí có ngân hàng còn tung sản phẩm chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao trên 10%/năm, đặc biệt với các kỳ hạn tiền gửi dài từ 12, 24 hay 36 tháng.

Sang đến năm nay, các con số hấp dẫn này đã gần như biến mất khỏi biểu lãi suất của các ngân hàng. Nhìn chung, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đã giảm từ 1,5-2,5%/năm so với cuối năm 2019 và hiện ở mức thấp nhất trong nhiều năm.

Tại 4 ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công Thương Việt Nam (VietinBank), Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank), lãi suất huy động cao nhất chỉ còn 5,6-5,8%/năm dành cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; lãi suất các kỳ hạn khác cũng giảm nhẹ từ 0,1-0,2% so với hồi đầu tháng trước.

Cá biệt, một số ngân hàng thương mại tư nhân cũng đang duy trì biểu lãi suất huy động ở mức khá thấp, thậm chí như tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12, 13, 18 đến 23 tháng còn thấp hơn cả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, chỉ ở mức 4,5%/năm.

Hay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), lãi suất cao nhất kỳ hạn 24 tháng cho khoản tiền từ 50 tỷ đồng trở lên cũng chỉ 5,5%/năm.

Ngay cả lãi suất tiền gửi online, vốn thường cao hơn từ 0,1-0,4% so với lãi suất tiết kiệm truyền thống tại quầy, nhưng hiện cao nhất cũng chưa đến 7%/năm.

Dù vậy, lác đác vẫn có ngân hàng niêm yết lãi suất cao nhất trên 8%/năm nhưng kèm theo một số điều kiện. Theo đó, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đang là một trong các ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao nhất là 8,4%/năm; tiếp sau đó là Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với 8,2%/năm. Mức lãi suất này được các ngân hàng áp dụng cho khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 hoặc 24 tháng./.

https://bnews.vn/lai-suat-tien-gui-du-bao-tiep-tuc-xu-huong-di-ngang/182103.html#modal-media-image-137959

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?

Thưởng thức mochi trà xanh ngon ngất ngây tại nhà

Panna Cotta thạch đào ngọt lịm cho mùa hè này