Sông Hàn sẽ được chiếu sáng nghệ thuật

 Năm cây cầu, hai bên bờ và mặt sông Hàn sẽ được chiếu sáng nghệ thuật kết hợp với các toà nhà cao tầng ven sông.



Tại toạ đàm tìm giải pháp khôi phục và phát triển du lịch ngày 1/4, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết phương án chiếu sáng nghệ thuật sông Hàn đã được đơn vị tư vấn đề xuất với lãnh đạo thành phố, dự kiến thực hiện trong khoảng 2 - 3 tháng tới.


Việc chiếu sáng sông Hàn được thực hiện trên cơ sở 5 cây cầu hiện tại (cầu Thuận Phước, cầu quay, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi). Thêm vào đó, phía tư vấn sẽ chiếu sáng nghệ thuật hai bên bờ và mặt sông Hàn.


Trước mắt, Sở Xây dựng đang hoàn thiện quy hoạch cảnh quan sông Hàn để kết nối hạ tầng, làm cơ sở hoàn thiện phương án chiếu sáng nghệ thuật cho hai bờ sông Hàn và tuyến đường Bạch Đằng.


Vẻ đẹp sông Hàn về đêm khi kết hợp ánh sáng từ những cây cầu và toà nhà cao tầng ven sông, ảnh chụp tối 1/1/2021. Ảnh: Nguyễn Đông.

Vẻ đẹp sông Hàn về đêm khi kết hợp ánh sáng từ những cây cầu và toà nhà cao tầng ven sông, tối 1/1. Ảnh: Nguyễn Đông


Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, nói ngoài tổ hợp hệ thống chiếu sáng trên các cây cầu, thì hệ thống chiếu sáng bai bên bờ sông, bao gồm các toà nhà cao tầng, nên được tích hợp để điều khiển chung. Sau này, một trong những điều kiện để cấp phép xây dựng là các toà nhà bên sông Hàn phải có hệ thống chiếu sáng.


Bí thư Đà Nẵng cũng cho biết, thành phố đang có chủ trương làm việc với các nhà đầu tư lớn, uy tín để chỉnh trang lại toàn bộ cảnh quan sông Hàn. Trong đó, thành phố ưu tiên phát triển một số hạ tầng như phố đi bộ Bạch Đằng, cải tạo cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi làm điểm checkin.


"Hiện nay có một nhà đầu tư đưa sản phẩm thuyền buồm vào sông Hàn. Thành phố sẽ đề nghị nhà đầu tư tổ chức giải đua thuyền buồm vào tháng 6 này, cho họ làm thí điểm làm thuyền buồm mang tên các quận, huyện, địa danh của Đà Nẵng để quảng bá thêm", ông Quảng nói.


Sông Hàn dài khoảng 7 km, chảy qua lòng thành phố Đà Nẵng, trước khi đổ ra Biển Đông. Trước đây, con sông ngăn cách đôi bờ, trên sông là những căn nhà chồ nhếch nhác của cư dân bản địa. Cả vùng Sơn Trà một mặt giáp sông, một mặt giáp biển bị lãng quên. Dọc sông Hàn, hơn 5 km từ cửa sông về đến cầu Trần Thị Lý không có cây cầu nào.


Một năm sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997), chính quyền Đà Nẵng đã khởi công xây dựng cầu sông Hàn, nối trung tâm thành phố bên bờ tây (quận Hải Châu) với bờ đông (quận Sơn Trà). Cây cầu hai nhịp dây văng trở thành cầu quay duy nhất ở Việt Nam, đã thúc đẩy thay đổi diệm mạo thành phố.


Những năm sau đó, Đà Nẵng xây dựng hàng loạt cây cầu qua sông Hàn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?