Coteccons - chủ động minh bạch số liệu tài chính

 Năm 2020 vừa qua được cho là một năm đầy biến động của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) khi Công ty tiến hành tái cơ cấu.

Theo đó, báo cáo kết quả kinh doanh của Coteccon, phản ánh hoàn toàn hợp lý với tình trạng xảy ra bấy lâu nay khi lợi nhuận giảm gần 129 tỷ đồng sau kiểm toán. Được biết, điều quan trọng đặc biệt đang diễn ra, đó là việc minh bạch hóa thông tin tài chính, tuân thủ các quy định về công bố thông tin và hướng đến những chuẩn mực ngày càng cao hơn của thông lệ quốc tế.



Theo đó, lợi nhuận sau thuế được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 335 tỷ đồng, giảm gần 129 tỷ đồng so với số liệu lũy kế năm trên BCTC Quý 4, năm 2020. Lý giải nguyên nhân này, chủ yếu là do ảnh hưởng tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến việc ghi nhận các khoản trích lập dự phòng, dẫn đến giảm lợi nhuận.


Chi phí dự phòng năm 2020 cũng ghi nhận mức tăng đột biến so với năm 2019 và kể từ khi thành lập Doanh nghiệp, mức tăng từ 4,6 tỷ đồng lên 277 tỷ đồng. Việc tăng đột biến này đến từ việc thực hiện đánh giá lại các khoản phải thu khó đòi cần trích lập.


Coteccons - chủ động minh bạch số liệu tài chính - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC riêng kiểm toán năm 2020 của Coteccons


Thời gian 2020 trở về trước, việc ghi nhận trích lập dự phòng của Coteccons chủ yếu phụ thuộc vào những đánh giá chủ quan dựa trên định tính đối với các khoản phải thu của từng đối tác và điều này chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán.


Theo chia sẻ trước đó từ Ban lãnh đạo Coteccon: "Việc minh bạch hóa thông tin là điều cần thiết, đó là lý do chúng tôi đã thực hiện rà soát lại toàn bộ các số liệu và thiết lập các chính sách cụ thể cho việc ghi nhận trích lập dự phòng dựa trên các yếu tố khách quan. Mặt khác, Công ty thực hiện điều chỉnh nguyên tắc đánh giá tuổi nợ và phân loại nợ phù hợp với thông lệ phổ biến của ngành Xây dựng."


Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc trích lập các khoản dự phòng này không đồng nghĩa với việc Công ty từ bỏ các quyền lợi liên quan đối với các khoản phải thu đó. Trong kế hoạch năm 2021, Ban Lãnh đạo Công ty đã đề ra mục tiêu kiểm soát tốt dòng tiền thu - chi để tối đa hóa hiệu quả dòng tiền, kiểm soát chặt việc thu hồi công nợ, thành lập Ban thu hồi công nợ để tăng cường đốc thúc thu hồi các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn và thậm chí thực hiện các thủ tục pháp lý nếu thấy cần thiết.


Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty có thể thấy tốc độ giảm các khoản phải trả tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ giảm các khoản phải thu, đặc biệt có sự tăng đột biến của khoản mục giảm các khoản phải trả so với các năm trước đó.


Điều này có nghĩa tốc độ thanh toán cho các nhà thầu phụ, nhà cung cấp của Công ty đang tăng nhanh so với các năm khác cũng như không tương ứng với tốc độ thu tiền từ phía chủ đầu tư. Điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của Coteccons khi lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động kinh doanh có xu hướng âm nhiều hơn.


Một điểm đáng chú ý trong BCTC kiểm toán 2020 của Coteccons cũng ghi nhận giảm tài sản so với cùng kỳ 2019, chủ yếu là do hoạt động thanh lý và khấu hao, 1 phần còn lại từ chênh lệch số liệu kiểm kê.


Theo tìm hiểu, lý do đến từ việc kiểm kê chi tiết toàn bộ tài sản máy móc thiết bị và công cụ - dụng cụ ở tất cả các công trường trên cả nước trong quý 4 năm 2020. Công việc này trước đây được giao cho các công trường, kho bãi tự tổ chức nên đã xảy ra tình trạng một số tài sản đã được thanh lý nhưng vẫn không được ghi nhận giảm, dẫn đến tình trạng sai lệch giữa báo cáo và thực tế.


Hướng đến xây dựng một Doanh nghiệp toàn cầu với định giá tỷ đô thì bên cạnh tiềm lực về tài chính, về nhân sự quốc tế thì bản lề đó là tính minh bạch thông tin, điều mà Ban lãnh đạo Coteccons đang xây dựng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?