Đề xuất phát triển 7 doanh nghiệp nhà nước thành 'sếu đầu đàn'

 Ngoài Viettel, MobiFone và EVN, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất thêm VNPT, PVN, Tân Cảng Sài Gòn và Vietcombank vào đề án phát triển "sếu đầu đàn".



Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã nâng số lượng doanh nghiệp đề xuất tham gia lên 7 doanh nghiệp, thay vì 3 doanh nghiệp (Viettel, MobiFone và EVN) như dự thảo trước đó. Bốn cái tên mới gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Vietcombank.


Bộ Kế hoạch & Đầu tư vẫn đưa ra 5 tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước để thí điểm mô hình mới. Tuy nhiên, tiêu chí về vốn điều lệ đã được thay đổi bằng tổng tài sản và hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Theo đó, để được lựa chọn, các doanh nghiệp nhà nước phải có tổng tài sản trên 20.000 tỷ đồng và ROE trên 6%.


Bộ cho biết PVN là doanh nghiệp có thế mạnh riêng, hoạt động gắn với xu thế bảo vệ, hướng tới bảo vệ chủ quyền của đất nước, Tổng công ty Tân Cảng được lựa chọn nhờ lợi thế quản lý, khai thác các cảng biển, có vai trò đẩy kết nối tạo chuỗi cung ứng dịch vụ. Vietcombank là đại diện cho ngành tài chính, ngân hàng với lợi thế về hệ thống quản trị doanh nghiệp, rủi ro và hiệu quả kinh doanh tốt.


Các doanh nghiệp này được xác định sẽ có vai trò "sếu đầu đàn", phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng, chuỗi giá trị trong nước cũng như quốc tế.


Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, mục tiêu của đề án là củng cố, phát triển một số doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt. Các doanh nghiệp này phải có nhiệm vụ mở đường, kết nối được với khu vực doanh nghiệp tư nhân, làm chủ được công nghệ và hình thành các chuỗi đổi mới sáng tạo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những món ăn đường phố Thượng Hải gây nhức nhối

Bún bò xào đậm chất Nam Bộ

Tại sao máy bay trực thăng có thể bay cao tới 6000 mét?